Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Hướng dẫn phát WiFi trực tiếp trên laptop

Hiện nay, mạng WiFi gần như không thể thiếu ở quán café, cửa hàng công nghệ hay các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, có những nơi hạ tầng mạng WiFi không thể đáp ứng, bạn chỉ có thể kết nối Internet trên laptop thông qua dây dẫn hoặc sử dụng USB 3G nhưng thật bất tiện nếu những người bạn của mình cũng muốn sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay thiết bị khác để kết nối vào lúc đó.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thiết lập để laptop đang sử dụng mạng dây có khả năng chia sẻ mạng internet đang kết nối (mà không cần phải cài thêm phần mềm bên ngoài). Bài viết này thực hiện trên laptop sử dụng Windows 7, đối với Windows 8.1 và Windows 10 cũng làm tương tự.

Bước 1: Tạo mạng wifi mới trên laptop (Hosted Network)

Bấm nút Start ở góc dưới bên trái màn hình rồi gõ vào khung tìm kiếm từ "cmd". Kết quả tìm kiếm hiện ra, nhấp chuột phải vào "cmd.exe" chọn Run as administrator để chạy cửa sổ cmd bằng quyền cao nhất.

Nhập (có thể copy & paste) dòng lệnh sau vào và bấm Enter:

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=TENMANG key=MATKHAU

Trong đó:

TENMANG: là tên bạn đặt cho mạng WiFi sẽ tạo, có thể thay bằng tên khác. Sau đây tôi đặt tên là WVNR
MATKHAU: là mật khẩu để truy cập mạng WiFi bạn đã tạo, nó phải là kí tự, gồm tối thiểu 8 kí tự. Nếu không muốn đặt mật khẩu thì để trắng. Sau đây tôi đặt mật khẩu là 13572468

Sau khi nhập dòng lệnh trên với tên mạng và mật khẩu của bạn rồi ấn Enter máy báo thành công như hình dưới:

Bước 2: Kích hoạt khả năng phát sóng WiFi của Hosted Network mới tạo

Tiếp tục gõ vào cửa sổ cmd dòng lệnh "netsh wlan start hostednetwork" để kích hoạt khả năng phát sóng Wifi của Hosted Network

 Bước 3: Chia sẻ kết nối Internet cho Hosted Network vừa tạo

Nhấp phải chuột vào biểu tượng mạng ở góc dưới cùng bên phải (cạnh biểu tượng loa) => chọn Open Network and Sharing Center => chọn Change adapter settings. Bạn sẽ thấy xuất hiện thêm một mạng không dây ảo trong Network Connections, ở đây là Wireless Network Connection 2 với tên mạng là WVNR.

Nhấp phải chuột vào mạng LAN đang được dùng để truy cập Internet, ở đây Local Area Connection => chọn Properties.

Trong thẻ Sharing, tick vào ô Allow other network users to connect through this computer's Internet connection và ở bên dưới Home networking connection, bạn chọn tên profile vừa được tạo ra là Wireless Network Connection 2 với tên mạng là WVNR rồi nhấn ok là xong (việc này chỉ cần thực hiện 1 lần).

Để kiểm tra lại thông tin của mạng, bạn hãy nhập dòng lệnh sau rồi nhấn Enter:

netsh wlan show hostednetwork

Sau đó bạn dùng thiết bị khác kết nối vào mạng vừa tạo để truy cập internet như thông thường.

Muốn hủy hẳn mạng Wifi đã tạo thì chọn "netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=TENMANG key=MATKHAU"

Tóm tắt ngắn gọn các bước phải làm để sử dụng laptop làm trạm phát Wifi

Để tạo mạng Wifi, ở ngoài màn hình desktop kích chuột phải vào chọn New > Shortcut > gõ vào lệnh "netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=TENMANG key=MATKHAU" > Next > đặt tên là Taomangwifi > finish

Tương tự

Để bật wifi => dùng lệnh netsh wlan start hostednetwork đặt tên là Batwifi

Để xem thông tin mạng thay lệnh trên bằng lệnh netsh wlan show hostednetwork đặt tên là Thongtinmang

Để tắt wifi => dùng lệnh netsh wlan stop hostednetwork đặt tên là Tatwifi

Để hủy mạng wifi => dùng lệnh netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid= TENMANG key=MATKHAU đặt tên là Huymangwifi
Vậy là xong bây giờ bạn chỉ cần bấm vào shortcut Batwifi > chuột phải chọn Run as administrator để chạy lên là đã có Wifi, muốn tắt thì bạn chạy shortcut Tatwifi.

Nguồn: VNReview

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Tạo USB cài Windows 10 cho máy UEFI

Sau đây là hướng dẫn giúp bạn đọc tạo bộ cài Windows 10 trên ổ USB có khả năng boot máy tính UEFI.

Windows 10 đã chính thức được Microsoft ra mắt. Người dùng Windows 7, 8 và 8.1 hiện tại có thể nâng cấp trực tiếp lên 10 thông qua Windows Update. Tuy vậy nếu không "thích" cách nâng cấp trực tiếp từ Windows cũ mà muốn cài mới hoàn toàn hay cài song song với Windows cũ, bạn chỉ có 1 cách duy nhất đó là cài đặt bằng file ISO.

Có thể nói thời kỳ chép file ISO sang đĩa CD hay DVD để cài Windows đã không còn nữa. Thay vào đó, cài đặt bằng ổ USB đã trở nên thông dụng hơn rất nhiều. Song thay vì mua những chiếc USB có sẵn bộ cài Windows 10 được Microsoft bán với giá hơn 2 triệu, bạn hoàn toàn có thể tải về bộ cài ISO trên mạng và sử dụng những phần mềm chuyên dụng để chép trực tiếp nó sang ổ USB để cài đặt.

Nhưng trong một số trường hợp, việc máy tính của bạn không hỗ trợ chuẩn BIOS cũ mà dùng UEFI mới có thể sẽ gây ra một số trục trặc nếu cài qua ổ USB.

Sau đây VnReview xin hướng dẫn bạn đọc cách tạo bộ cài Windows 10 bằng ổ USB với khả năng boot UEFI dành cho những chiếc máy tính mới sau này chạy sẵn Windows 8 hoặc Windows 8.1 dùng firmware UEFI.

Trước tiên, bạn phải có một chiếc USB (tối thiểu 8 GB) đã được format, file ISO cài đặt Windows 10 (có thể tải về trên mạng) cũng như phần mềm Rufus để tạo bộ cài.

Các bước thực hiện

Bước 1 - Cắm ổ USB vào máy, mở Rufus lên và kiểm tra xem phần mềm có nhận ra thiết bị hay không (lưu ý nếu ổ USB có dữ liệu thì bạn nên chuyển chúng sang ổ đĩa khác cũng như format trước khi thực hiện), chọn ổ USB đó (cần xem kỹ nếu đang có nhiều hơn 1 ổ USB đang cắm vào máy).

Bước 2 - Thiết lập thông số theo hình ảnh minh họa dưới đây.

* Lưu ý

- Phần Partition scheme and target system type

Nếu sử dụng laptop có BIOS là UEFI (thường cài sẵn Windows 8/8.1) và ổ cứng định dạng GPT thì lựa chọn như hình dưới. Còn nếu dùng laptop có BIOS dạng Legacy (thường cài sẵn Windows 7 trở về trước) và ổ cứng định dạng MBR thì chọn MBR partition scheme for BIOS. Nếu không chắc chắn laptop của mình dùng chuẩn gì, hãy xem hướng dẫn cuối bài viết để kiểm tra.

- Phần File system chọn FAT32.

- Phần New volume label có thể sửa đổi tùy ý thích.

Bước 3 - Nhấp chuột vào hình ổ đĩa kế bên chữ ISO Image và tìm đến nơi chứa bộ cài ISO của bạn, chọn Open (hình minh họa phía dưới lấy ví dụ với file ISO Windows 10 Insider Preview, tương tự cho các file ISO cài đặt khác).

Bước 4 - Nhấn nút Start, quá trình tạo bộ cài bắt đầu.

Sau khi hoàn tất, bạn đọc có thể sử dụng chiếc USB vừa tạo để cài đặt Windows 10 trên máy tính của mình (cài đè lên Windows hiện có hoặc cài song song nếu thích).

Hướng dẫn kiểm tra máy tính của bạn dùng BIOS hay UEFI và định dạng ổ cứng

Xem BIOS trên máy là UEFI hay Legacy

- Mở hộp thoại Run, gõ msinfo32, Enter. Phần BIOS Mode sẽ cho biết BIOS trên máy bạn là UEFI hay Legacy.

Xem ổ cứng trên máy là GPT hay MBR

- Mở hộp thoại Run, gõ diskpart, Enter.

- Cửa sổ CMD hiện ra, tiếp tục gõ list disk.

- Ổ cứng trên máy của bạn sẽ hiển thị. Ở cột GPT nếu có dấu * thì ổ cứng trên máy bạn thuộc dạng GPT, còn nếu ở cột GPT không có dấu * thì ổ cứng trên máy bạn thuộc dạng MBR.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Đưa Gmail vào Dùng outlook với giao thức POP!

Hiện nay gmail cung cấp miễn phí với dung lượng 15GB, với mục đích sử dụng email cá nhân thì có thể dùng khá thoải mái với dung lượng miễn phí này. Tuy nhiên với các bạn có nhu cầu gửi và nhận file đính kèm nhiều thì thấy đây vẫn là ít ỏi.

Giải pháp dùng Outlook để duyệt mail, tải hết email về máy tính và xóa trên máy chủ Google để tăng dung lượng có vẻ khá hữu ích. Vẫn có điểm bất lợi khi dùng giải pháp này là bản gốc email trên máy chủ bị xóa nên khi không mang theo máy tính đã tải các email về thì bạn không thể tìm lại email đã bị xóa trên máy chủ. Vì vậy lời khuyên là nên để lại các email quan trọng và dùng đến thường xuyên trên máy chủ để có thể mở ở bất cứ đâu.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Bật POP trong gmail:

Để bật POP trong Gmail làm như sau:

1. Đăng nhập vào Gmail.
2. Nhấp Cài đặt ở đầu của bất kỳ trang Gmail nào.
3. Nhấp Chuyển tiếp và POP/IMAP
4. Chọn Bật POP cho tất cả thư hoặc Bật POP cho thư đến từ bây giờ trở đi.
5. Chọn tác vụ bạn muốn thư Gmail của mình thực hiện sau khi chúng được truy cập bằng POP.
6. Nhấp Lưu Thay đổi.

Bước 2:

Cài đặt trên Outlook:

B1. Mở Outlook, chọn thêm tài khoản email, khi thêm tài khoản chọn chế độ thủ công “Manual setup or additional server types”.

image

Chọn Next / Tích vào POP or IMAP / chọn Next

B2. Cài đặt các thông số: các thông số cài đặt như sau:

image

Nhớ nhập mật khẩu và tick vào Remember password

Vào More Setting… cài như sau:

image

Chú ý mục Remove from server after: đặt thời gian thư sẽ bị xóa trên máy chủ google. Nếu bạn không muốn outlook tự động xóa thư thì không tick vào đây.

- Bấm OK / Bấm Next

- Outlook sẽ tự động kiểm tra. Nếu cài đặt thành công outlook sẽ báo cho bạn biết và trong outlook đã có 1 email test của google.

Chú ý: công máy chủ SMTP có thể để Cổng: 465 hoặc 587

Chúc các bạn thành công!